Webmaster


Kiến thức cần có để làm một Webmaster tốt?

Nhiều người đứng trước một ngành nghề mới đều không khỏi tò mò muốn biết công việc cụ thể của người làm việc. Trước tiên chúng ta hãy tìm hiểu Webmaster là gì?

Webmaster là gì?

Webmaster (Quản trị web)là một công việc quản lý, có nhiều điểm tương đồng với những công việc quản lý khác nhưng cũng có những đặc trương riêng. Nhìn chung, công việc của một quản trị web bao gồm:
- Quản trị về kỹ thuật
- Quản trị nội dung
- Quản trị về mặt kinh doanh
Do tầm cỡ của các website khác nhau và lĩnh vực trên internet cũng hết sức đa dạng nên không thể nói công việc cụ thể của người Webmaster là gì. Ở những website nhỏ, Webmaster có thể kiêm luôn công việc là người lập trình web, nhập liệu, nhưng ở những website lớn, có cơ sở dữ liệu lớn và thay đổi liên tục, người quản trị Web chỉ quản lý điều hành công việc chung, sao cho website ngày càng phát triển về chất cũng như lượng người truy cập.

Kiến thức cần có để làm một quản trị web (Webmaster) tốt?

Câu hỏi này cũng như câu hỏi làm thế nào để trở thành giám đốc tốt? Không có trường lớp cụ thể nào đào tạo giám đốc, nhưng để trở thành giám đốc giỏi thì phải học qua những trường lớp đào tạo quản lý và tích lũy nhiều kinh nghiệm trong quá trình làm việc. Công việc của người quản trị web là điều hành cả về mặt kỹ thuật, nội dung lẫn kinh doanh cho website. Anh ta có thể không giỏi trong từng mặt cụ thể nhưng điều cần thiết là hiểu rõ từng chi tiết của website.

Webmaster thường xuất thân từ vị trí thiết kế, lập trình web hay từ vị trí biên tập viên

Webmastercần có kiến thức về mạng, an ninh mạng và kỹ thuật mạng để giải quyết những vấn đề bảo mật hay công nghệ cho trang web. Đối với những website lớn, sắp xếp bố cục trang web, lập trình thiết kế web theo công nghệ nào, ngôn ngữ nào là vấn đề lớn để cho trang web của mình phản ứng nhanh với nhu cầu người dùng mà vẫn an toàn, hiệu quả.

Webmaster phải am hiểu về lĩnh vực kinh doanh của công ty

Có thể người quản trị Web không có khả năng biên tập nội dung, nhưng phải hiểu rõ nội dung đăng tải trên website, dịch vụ website mang đến cho khách hàng và tình cảm mà người dùng dành cho trang web. Từ đó có những thay đổi, cập nhật kịp thời về mặt nội dung, đáp ứng nhu cầu của người theo đúng sự phát triển của thị trường.

Webmaster phải có khả năng quản lý

Chắc chắn một người không thể thông thạo và gánh vác nổi tất cả công việc để tạo nên một trang web, nên mỗi người, mỗi bộ phận sẽ chịu trách nhiệm một phần. Mảng lập trình, mảng thiết kế banner, mảng biên tập… Webmaster phải quản lý được tất cả những con người này và hướng họ làm việc theo đúng kế hoạch phát triển của website. Từ đó mang lại lợi nhuận cho trang web, cũng là lợi nhuận cho từng thành viên của trang web đó.


Quy trình làm Website TMĐT

Muốn quản trị web TMĐT bạn chỉ cần nắm rõ TMĐT là gì? Cấu trúc của 1 web TMĐT gồm những mục gì thì người quản trị sẽ làm toàn bộ các phần modun đó, quản lý và phát triển chúng.

Ví dụ:

Cấu trúc Website thương mại điện tử
Website thương mại điện tử cũng là web site động với các tính năng mở rộng cao cấp cho phép giao dịch qua mạng như: giỏ hàng, đặt hàng, thanh toán qua mạng, quản lý khách hàng, quản lý đơn đặt hàng ...
WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ - BÁN HÀNG TRỰC TUYẾN

Website thương mại điện tử cũng là web site động với các tính năng mở rộng cao cấp cho phép giao dịch qua mạng như: giỏ hàng, đặt hàng, thanh toán qua mạng, quản lý khách hàng, quản lý đơn đặt hàng ...vvv.
Khi sở hữu website động các doanh nghiệp, công ty có khả năng quản trị thay đổi thông tin, nội dung Website như ý muốn..

1 Module Sản Phẩm:

Module này cho phép doanh nghiệp chia thành nhiều danh mục sản phẩm có thể tự thay đổi theo nhu cầu ví dụ chia thành sản phẩm nội thất, sản phẩm mỹ nghệ, sản phẩm nông sản...vvv. Trình bầy thông tin, hình ảnh giá thành của sản phẩm theo dạng e-catalog. tích hợp sẵn giỏ mua hàng điện tử (e-shopping cart) phục vụ cho nhu cầu mua sắm trên mạng của khách hàng.

2 Module Thanh Toán Qua Mạng:

Module này đi kèm với giỏ mua hàng điện tử (e-shopping cart), phục vụ cho nhu cầu thanh toán qua mạng của khách hàng.

3 Module Quản Lý Khách Hàng:

Lưu giữ thông tin về quá trình đặt hàng, mua hàng, hóa đơn thanh toán...vvv, giúp khách hàng và doanh nghiệp thuận tiện tra cứu khi cần thiết.

4 Module Dịch Vụ:

Hiển thị thông tin, hình ảnh về các dịch vụ của doanh nghiệp trên website. Mỗi dịch vụ có 1 form yêu cầu dịch vụ đi kèm, cho phép khách hàng dễ dàng liên lạc khi cần thiết.

5 Module Tin Tức:

Module cho phép chia nhỏ thành nhiều loại tin khác nhau ví dụ tin trong nước, tin quốc tế, tin tức công nghệ, tin nội bộ...vvv.

6 Module FAQ (Những câu hỏi thường gặp):

Module này giúp doanh nghiệp đăng tải các câu hỏi thường gặp của khách hàng và nội dung trả lời từ phía doanh nghiệp, tạo cái nhìn chuyên nghiệp đối với người xem về sản phẩm - dịch vụ của mình. Tích hợp chức năng giúp khách hàng thuận tiện gửi những yêu cầu, đề nghị, đóng góp ý kiến... đến doanh nghiệp.

7 Module Tuyển Dụng:

Cho phép doanh nghiệp đăng tải các thông tin tuyển dụng nhằm tìm kiếm các ứng viên tiềm năng cho mình.

8 Module Tạo thăm dò ý kiến

Doanh nghiệm có thể đưa ra những câu hỏi để thăm dò ý kiến của khách hàng khi viếng thăm website.

9 Module Quảng Cáo Trực Tuyến:

Cho phép doanh nghiệp quản lý các banner, logo của các đối tác trên website mình, tạo nguồn thu từ website.

10 Tiện ích tìm kiếm:

Bao gồm 2 chức năng tìm kiếm: Tìm nhanh và tìm nâng cao. Tìm nhanh: cho phép người xem tìm kiếm nhanh bất kỳ thông tin nào trong website thông qua thao tác đơn giản là nhập từ khóa cần tìm và nhấn enter để ra kết quả. Tìm nâng cao: cho phép người xem giới hạn khu vực tìm kiếm thông tin để kết quả hiển thị ra chính xác hơn.

11 Tích hợp bộ đếm chuyên sâu:

Bao gồm bộ đếm số người đã truy cập, đang truy cập website, đếm số lần đã được xem cho từng sản phẩm.

12 Form liên hệ trực tuyến:

Cho phép khách liên hệ với doanh nghiệp khi có nhu cầu.

Phần quản trị bạn tự phát triển dựa trên cấu trúc web và kỹ năng Maketing & quản lý của chính bạn:

Ví dụ:

1. Quản trị danh mục sản phẩm.

Đặc trưng nổi bật trong tính năng quản trị sản phẩm là hỗ trợ linh hoạt trong tổ chức nhóm sản phẩm, cho phép một sản phẩm có thể được sao chép và xuất hiện ở nhiều nhóm khác nhau. Đồng thời, có thể cài đặt nhiều loại sản phẩm trong quản trị để các biểu mẫu dữ liệu phù hợp với đặc thù từng loại sản phẩm, ví dụ các dữ liệu mô tả cho một loại thực phẩm không giống với dữ liệu cho một hàng điện tử. Khả năng này đặc biệt quan trọng trong thương mại điện tử khi website có nhiều mặt hàng khác nhau mà vẫn muốn làm nổi bật đặc trưng của mỗi loại hàng.
Ngoài ra hệ thống hỗ trợ khả năng điều khiển các thuộc tính hiển thị cho phép một sản phẩm được hiển thị theo những đặc trưng khác nhau, tại các vị trí nội dung khác nhau trên giao diện. Tính năng này rất quan trọng đối với việc triển khai các mục tiêu hay chương trình quảng cáo, khuyến mại của trang web.
Hệ thống quản trị giá sản phẩm cho phép quản trị giá tham chiếu dành riêng cho người bán (giá nhập gốc), giá bán, giá khuyến mãi. Việc hỗ trợ giá nhập gốc chỉ dành cho người bán, cho phép người bán có thể tham khảo giá ngay trên website để giúp quyết định có chấp nhận mức giá mà người mua đề nghị khi muốn mặc cả mua hàng hay không.
Ngoài ra hệ thống còn thiết kế cho phép cập nhật giá cho hàng loạt sản phẩm cùng lúc, tính năng này đặc biệt quan trọng trong thương mại điện tử khi số lượng sản phẩm trên website lên đến hàng nghìn và việc cập nhật lần lượt là không thể.

2. Giỏ hàng điện tử.


Giỏ hàng điện tử cho phép người mua hàng có thể cùng lúc đặt mua nhiều sản phẩm với các số lượng khác nhau. Hệ thống sẽ tự động tính toán giá trị giỏ hàng và bổ sung các thông tin khuyến mãi kèm theo các sản phẩm đặt mua.
Quá trình đặt hàng thông qua giỏ hàng điện tử cho phép thu thập đầy đủ các thông tin của người mua hoặc thành viên kèm theo các thông tin thanh toán. Các thông tin này trợ giúp bộ phận bán hàng trong quá trình quản trị và xử lý đơn hàng.

3. Quản trị thông tin thành viên/khách hàng.


Các thành viên đăng ký, khách hàng mua hàng trên website là nguồn thông tin rất quan trọng hỗ trợ người bán hàng trong việc xây dựng và triển khai các chương trình bán hàng, thăm dò thị trường và xúc tiến khuyến mãi…
Quản trị thông tin thành viên, khách hàng, cho phép người quản trị quản lý danh mục, kết xuất các thông tin và theo dõi các đơn hàng liên quan đến các thành viên. Ngoài ra, bản thân các thành viên cũng có thể đăng nhập để chỉnh sửa các thông tin của mình và xem xét lịch sử mua hàng.

4. Quản trị và xử lý đơn hàng.

Tính năng quản trị cho phép người quản trị kết xuất các thống kê về mua bán trên các đơn hàng, số lượng sản phẩm đã bán ra hoặc các thành viên liên quan đến đơn hàng. Ngoài ra, người quản trị có thể cập nhật tình trạng xử lý đơn hàng kèm theo các ghi chú xử lý đơn hàng. Trong trường hợp có nhiều người bán hàng, quản trị bán hàng có thể tùy chọn chuyển đơn hàng đến cho người bán hàng phù hợp.
Đối với phía người sử dụng, khi đăng ký và đăng nhập tài khoản thành viên, có thể theo dõi thống kê các đơn hàng của mình và trong trường hợp được quản trị viên kích hoạt, có thể theo dõi lịch sử tình trạng xử lý đơn hàng.

5. Tích hợp thanh toán trực tuyến.

Giỏ hàng điện tử cho phép tích hợp với hầu hết các cổng thanh toán điện tử phổ biến hiện nay như Paypal.com, Authorize.net, Onepay.vn… từ đó hỗ trợ nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng hoặc debit ngay trên website. Kết quả thanh toán được phản ánh ngay lập tức vào thông tin đơn hàng khi đặt hàng.

6. Hệ thống thống kê thương mại

Quản lý nâng cao phục vụ riêng cho quá trình xử lý đơn hàng, thanh toán và quản trị bán hàng, dịch vụ tương tác giữa Khách hàng – nhà cung cấp

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét